Tsukimi Dango – “bánh trôi nước” của xứ sở phù tang

Vào mỗi dịp rằm tháng 8 hay những dịp lễ hội, cúng thần linh một món đồ không thể thiếu được đó là Tsukimi Dango (loại bánh trung thu truyền thống của Nhật Bản).

Tsukimi Dango (loại bánh trung thu truyền thống của Nhật Bản) được bày theo hình tam giác trên một giá bằng gỗ, đặt ngay bên cạnh là chiếc bình trang trí bằng cỏ susuki, và một số loại hoa quả vào những ngày rằm trung thu ở Nhật. Rồi họ đặt gần bên cửa sổ, ban công hoặc bất kỳ nơi nào có thể nhìn thấy ánh trăng rõ nhất, để khi đó vừa thưởng thức, vừa ngắm trăng trong đêm rằm trung thu. Ở Osaka, Hiroshima dân bản địa cho rằng bánh trung thu ( Tsukimi Dango) sau khi làm lễ xong để ngoài cửa nếu trẻ em tự ý đến lấy ăn và thưởng thức thì đó là một điều gì rất may mắn.

Tsukimi Dango được làm từ gạo nếp dẻo, theo truyền thuyết bánh được làm bởi những chú thỏ trên tận cung trăng, đến ngày trăng rằm hàng năm chúng lại đến giã bột làm bánh Tsukimi Dango để ăn mừng.Chiếc bánh hình chú thỏ được làm ra tương tự với cách làm bánh Tsukimi Dango thông thường nhưng được gắn tai, mắt được cắt ra từ những quả bưởi hoặc vẽ bằng màu xanh, đỏ. Sau khi làm xong, người Nhật sẽ được xếp thành tháp để cúng hay thành từng núi nhỏ hình tam giác  rồi đem nướng qua cho giòn, quyét mật (đường) lên bánh, ăn kèm với bột đậu nành kinanko hay đậu đỏ rồi nhấm nháp với trà xanh thì thật là tuyệt vời. Theo quan niệm của người Nhật Bản, bánh trung thu được làm ra để dâng lên thần linh, ông bà cha mẹ đã khuất và cầu mong mùa mang luôn bội thu và cuộc sống an bình.

Mỗi vùng miền ở Nhật Bản thì sẽ có nhiều cách làm Bánh Tsukimi Dango nhiều hình thù khác nhau, nơi thì làm hình tròn, hình dẹt, hình chữ nhật. Ngoài ra, nếu là du học sinh tại Nhật bạn sẽ thể bắt gặp những cái bánh Trung thu với hình chú thỏ trắng ngỗ nghĩnh hay đơn giản chỉ là những viên bánh trắng tinh. Làm bánh trung thu rất đơn giản, vào mùa lễ trung thu người Nhật thường tập trung mọi thành viên trong gia đình lại và cùng làm bánh với nhau. Cách làm của nó cùng khá giống với cách làm bánh trôi nước ở Việt Nam, chính vì vậy nó được gọi với cái tên “Bánh trôi nước” của xứ sở phù tang.