Khẩu vị ăn uống của người Nhật (Phần 3)

Văn hóa uống của người Nhật

1. Văn hóa uống rượu Sake

Người Nhật nổi tiếng với văn hóa uống rượu Sake. Rượu Sake thường được đun nóng đựng trong vò hoặc lọ bằng gốm. Sake thường được uống trong khi giải trí như ngắm trăng, xem tuyết, ngắm hoa Anh đào….

Nếm Sake là một nghệ thuật tinh tế. Xưa kia thường có tục thi nếm Sake để biết rượu ở đâu làm… Ngày nay, những người sành rượu có thể đánh giá được chất lượng của Sake. Họ rót rượu vào một cái chén bằng sứ trắng ở đó có vẽ hai vòng tròn xanh thẫm lồng nhau tượng trưng cho mắt rắn. Đánh giá rượu Sake theo ba bước: nhìn để đánh giá độ trong, màu sắc, ngửi đánh giá hương vị và nếm.

Loại rượu Sake quý nhất là Ghiugiô, có hương vị thơm thoảng như táo, chuối, dứa. Trước đây Ghiugiô sản xuất ít thường được sử dụng trong những đợt thi nếm. 

Nếu như người Việt mình thường uống rượu không bỏ đá thì người Nhật lại ngược lại họ thường cho đá và nước hòa rượu trước khi uống. Và người Nhật cũng ít uống kiểu xoay vòng 100% như người Việt Nam.

2. Văn hóa trà đạo

tra-dao-nhat-ban

Trà đạo cũng là một trong những nét nghệ thuật đặc sắc của trong văn hóa Nhật Bản. Khi đi tìm hiểu về Trà đạo của Nhật Bản, người ta không thể không nhắc tới tên tuổi của vị thiền sư SEN NO RIKYU (1521-1591) – người đã có công vô cùng lớn lao để tạo ra sự phát triển cũng như sự độc đáo, đặc sắc trong nghệ thuật Trà đạo mà vẫn mang đậm màu sắc văn hóa của đất nước Phù Tang. Một trong những đóng góp to lớn đó chính là việc Sen no Rikyu đề ra 4 nguyên tắc trong Trà đạo: HÒA – KÍNH -THANH -TỊNH.

  •  “HÒA” có nghĩa là sự hài hòa, hòa hợp, giao hòa. Đó là sự hòa hợp giữa trà nhân với trà thất, sự hòa hợp giữa các trà nhân với nhau, sự hòa hợp giữa các trà nhân với các dụng cụ pha trà.
  • “KÍNH” là sự tôn trọng, tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con người, là sự tri ân cuộc sống. Và lòng kính trọng được nảy sinh khi tinh thần của trà nhân vươn tới sự hài hòa hoàn toàn.
  • Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh đó là ý nghĩa của chữ “THANH”.
  • Khi lòng thanh thản,yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tĩnh lặng, dù sống giữa muôn người cũng như sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu. Lúc đó thế giới với con người không còn là hai, mà cả hai đều vắng bặt. Đó là ý nghĩa của chữ “TỊNH”.

Bốn chữ : “Hòa – Kính – Thanh -Tĩnh” như một thước đo bản thân vị trà nhân đang ở vị trí nào trên con đường trà đạo.