Một vài chia sẻ về kinh nghiệm thi Top J

Kỳ thi Top J là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật của học sinh ở những cấp độ trình tiếng khác nhau. Chúng tôi,xin gửi tới các bạn một số kinh nghiệm thi Top J. Hi vọng, bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm một vài thông tin chuẩn bị cho kỳ thi này.

I. Các cấp độ khác nhau trong kỳ thi TOP J 

1. Trình độ cơ sở: 

Đây là trình độ học sinh nắm được 50 âm đọc, chữ Hiragana, chữ Katakana, nắm được chữ Hán, ngữ pháp trình độ cơ sở.

Học sinh hiểu được nội dung cơ bản của giáo trình sơ cấp, có năng lực cơ bản để đáp ứng được yêu cầu trong cuộc sống hàng ngày.

2. Trình độ sơ – trung cấp:

Ở trình độ này học sinh nắm được vốn từ vựng, chữ Hán, ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản, khả năng nói, viết đáp ứng được yêu cầu trong sinh hoạt đời sống hàng ngày. Thêm vào đó ở trình độ này, người học có khả năng đọc và viết văn bản rất thuần thục; có khả năng hiểu biết về xã hội và nền văn hóa, đặc trưng của Nhật Bản.

3. Trình độ nâng cao:

Ở trình độ này, học sinh nắm được vốn từ vựng, chữ Hán, ngữ pháp ở mức độ cao, có năng lực tiếng Nhật cần thiết. Tiếng Nhật của người học ở trình độ này có khả năng biên, phiên dịch tiếng Nhật với trình độ chuyên môn cao. 

II. Một vài chia sẻ kinh nghiệm thi TOP J

Không khí kỳ thi Top J tại trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc Gia Hà Nội

  • Đừng để mất thời gian ở những câu khó quá mà hãy đánh xác xuất ngay nếu như cảm thấy không thể trả lời. Việc mất thời gian khiến bạn vội vàng và không đủ để làm câu dễ khác.
  • Đến 80% đều là những câu dễ mà nếu đã từng học qua là trả lời được đặc biệt là phần ngữ pháp và từ vựng. Trước khi thi đừng học quá nhiều chỉ mở phần mục lục của quyển Mi na ra ôn lại những mẫu câu và mỗi mẫu câu hãy nhớ 1 ví dụ. Hãy học thuộc nghĩa của từ vựng trong phần list các mục lục.
  • Đối với phần đọc hiểu hãy đọc câu hỏi trước rồi hãy đọc phần chính. Đừng nhìn tiểu tiết mà hãy nhìn tổng quát ý chính. Hãy nắm được tư duy chính của bài đọc sau đó sẽ tự suy luận giải quyết từng tiểu tiết.
  • Đối với phần nghe hãy thả lỏng cơ thể và nghe những keyword (từ chính). Trước khi nghe hãy nhìn kĩ sự sai khác tổng thể của tranh để ít nhất có đáp án dự kiến cho mình. Thông thường đây là phần khó đối với người chưa đi Nhật vì vậy thay vì nghe được hãy suy luận bằng loại trừ trường hợp quá khác, kể cả nghe tranh hoặc không tranh.
  • Thi Topj hay Nattest hoặc bất kì thi tiếng Nhật nào chẳng qua là áp dụng phạm vi mình đã học nên ko có gì là đánh đố. Cách học thông minh nhất là hãy lên sơ đồ mind map cho các mẫu ngữ pháp nhớ cấu trúc, chia các từ vựng thành các nhóm: danh từ, tính từ, động từ, trợ từ. Đặc biệt là trợ từ là phần yếu nhất của học sinh Việt Nam.
  • Phần đọc hiểu dựa vào vốn từ vựng và ngữ pháp nhưng trên hết là chiến thuật đọc câu hỏi, hiểu ý chính, đọc theo đoạn, trả lời bằng suy luận nhiều hơn là hiểu hết nội dung bài đọc. Rất ít người hiểu được 100% bài đọc của mình. Và cũng không có đủ quỹ thời gian cho chúng ta hiểu chi tiết bài viết.
  • Phần nghe thì thuộc năng khiếu và môi trường nên hãy nghe phim Nhật, nói chuyện nhiều cho quen tai. Nên nghe đĩa CD hoặc các bài luyện nhiều lần, cũng không nhất thiết là phải nghe Mondai mà chỉ cần nghe cho quen tai.