Cuộc sống của du học sinh tại Nhật Bản như thế nào?

Lần đầu tiên đến Nhật Bản, cho đến khi quen với mọi thứ chắc có rất nhiều điều ngạc nhiên, khám phá. Không sao! Ai cũng phải vượt qua con đường này! Hãy nhìn về phía trước và cố gắng vượt qua.

 

Khi quyết định du học tại xứ sở hoa anh đào, một đất nước xinh đẹp và phát triển hàng đầu thế giới, chắc hẳn các bạn sẽ băn khoăn không biết cuộc sống mới của mình tại đất nước Nhật Bản sẽ như thế nào? Quần áo, đồ ăn, nơi ở, học phí, tất cả hết khoảng bao nhiêu ? Làm thêm có vất vả lắm không? Nếu bị bệnh thì như thế nào? Phong tục tập quán có khác nhau không?  Lần đầu tiên đến Nhật Bản, cho đến khi quen với mọi thứ chắc có rất nhiều điều ngạc nhiên, khám phá. Không sao! Ai cũng phải vượt qua con đường này! Hãy nhìn về phía trước và cố gắng vượt qua.

 

Cuộc sống của du học sinh tại Nhật Bản như thế nào?

 

1. CHI PHÍ SINH HOẠT VÀ GIÁ CẢ

Tiền tệ và giá cả

Đồng tiền của Nhật Bản là Yên. Có 4 loại tiền giấy: 10.000 yên, 5000 yên, 2000 yên và 1000 yên. Có 6 loại tiền xu: 500 yên, 100 yên, 50 yên, 10 yên, 5 yên và 1 yên. Nói chung, ở Nhật Bản khi mua đồ đều thanh toán bằng tiền mặt, có nhiều cửa hàng có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng. Ngoài ra ngày càng nhiều cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng “thẻ Debit”

Người ta ít dùng ngân phiếu để thanh toán trong cuộc sống hàng ngày.

Người thanh toán có thể trả trực tiếp bằng “Thẻ rút tiền” tại tài khoản của mình ở các ngân hàng, bưu điện, hoặc các tổ chức tài chính khác.

Ngoại tệ có thể được đổi sang tiền Yên tại các ngân hàng có quầy ngoại hối. Các ngân hàng đều có một tỉ giá hối đoái như nhau.

Nhật Bản là một trong những nước có giá cả đắt đỏ nhất thế giới. Dưới đây là giá của một số mặt hàng chủ yếu. (tỉ giá: 1 đô la Mỹ = 90 yên)

 

Chi phí sinh hoạt

Dưới đây là chi phí sinh hoạt 1 tháng của sinh viên nước ngoài (bao gồm cả tiền học), chi phí sinh hoạt ở Tokyo đắt hơn nhiều so với các địa phương khác. Như vậy có thể thấy rằng chi tiêu của du học sinh trên đất nước Nhật Bản khác rất nhiều so với cuộc sống ở Việt Nam. Ngoài khoản đóng học phí, cuộc sống sau khi du học sinh thuê trọ ngoài KTX gồm rất nhiều khoản chi tiêu. Trên đây là những số liệu trung bình của du học sinh quốc tế tại Nhật Bản. Các bạn du học sinh Việt Nam có thể tiết kiệm được phần nào chi phí đắt đỏ đó khi cùng thuê trọ và nấu ăn chung.

 

2. VIỆC LÀM THÊM

Theo điều tra của JASSO có 76% du học sinh đi làm thêm. Công việc phổ biến nhất là các việc phụ trong nhà hàng, tiếp đến là bán hàng, gia sư, phụ công tác nghiên cứu, lễ tân khách sạn, nhặt bóng v.v… Việc trả thù lao của các vùng khác nhau. Ví dụ phục vụ trong nhà hàng mỗi giờ được 800 yên đến 1200 yên, nếu làm 28 tiếng 1 tuần được 22.400 yên đến 33.600 yên. Sau khi được Cục nhập cảnh địa phương gần nhất cho phép thì du học sinh mới được phép đi làm thêm theo các điều kiện sau đây:

(1)    Không ảnh hưởng đến việc học.

(2)    Mục đích đi làm thêm là để trang trải tiền học phí và các chi phí cần thiết khác, chứ không phải đi làm để dành tiền gửi về nhà.

(3)    Không làm các công việc ảnh hưởng xấu đến phong tục tập quán và tư cách, đạo đức của du học sinh.

 

Những điểm cần lưu ý khi quyết định việc làm thêm của các bạn:

Công việc có trở ngại tới việc học không?

Theo lịch học tại trường tiếng Nhật, các bạn sẽ học 3,5h/ngày vào buổi sáng hoặc buổi chiều nên ngoài thời gian học tại trường, các bạn có thể đi làm thêm để trang trải cho cuộc sống du học của mình. Nhưng trước khi các bạn quyết định chọn 1 công việc làm thêm cho mình, các bạn nên suy nghĩ về thời gian học của mình như vậy có ảnh  hưởng không? Ví dụ như bạn chọn 1 việc làm vào đêm khuya mà lịch học lại là buổi sáng thì sẽ ảnh hưởng tới việc học tập hơn là 1 việc làm buổi chiều.

Cách trả thù lao

Chủ sử dụng lao động nơi bạn làm việc sẽ trả lương cho bạn đã gồm thuế, trả theo ngày, theo tuần, theo tháng, trả trực tiếp hay trả qua ngân hàng?

Nội dung của công việc có an toàn hay ko?

Công việc có nguy hiểm hay không? Nếu bị tai nạn thì bảo hiểm được trả như thế nào?

 

Lời khuyên của các sinh viên khóa trước:

Làm thêm là công việc bình thường trong xã hội Nhật Bản. Thông qua công việc bạn học được những nguyên tắc và tập quán của người Nhật. Tuy nhiên có những du học sinh vì đi làm thêm mà bỏ bê việc học, thiếu giờ lên lớp, không gia hạn được Visa và phải trở về nước. Các bạn cũng đừng nên quên rằng nhiệm vụ của chúng ta đến nước Nhật là để học chứ không phải để đi làm.

 

Tùng Lâm